Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Các mẹ hãy tham khảo bài viết Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết của Nous để chăm sóc bé yêu được tốt hơn mẹ nhé!
1. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh
Mẹ biết đấy, đối với giấc ngủ của trẻ sơ sinh thì việc ngủ nhiều hay ít không quan trọng bằng việc ngủ ngon. Chất lượng giấc ngủ mang theo những yếu tố quyết định sự phát triển của trẻ sơ sinh sau này. Trẻ sơ sinh ngủ sâu lúc 22h – 24h – 2h sẽ:
+ Giúp hormones phát triển chiều cao của trẻ hoạt động tối đa và đạt chiều cao tối ưu trong tương lai.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não: Giấc ngủ ngon giúp trẻ tăng khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức dễ dàng
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc: Giấc ngủ ngon giúp trẻ kiểm soát tốt cảm xúc, giảm cáu gắt, mệt mỏi.
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh buồn ngủ mẹ nên biết
Các mẹ có thể nhận thấy bé đang buồn ngủ bằng những dấu hiệu rõ ràng như:
+ Dụi mắt.
+ Ngáp.
+ Mắt mơ màng, nhìn ra xa.
+ Quấy khóc.
+ Nắm chặt tay.
+ Tự mút ngón tay.
+ Tỏ ra cau có hoặc lo lắng.
3. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu giờ một ngày là đủ?
Chu kỳ giấc ngủ ở trẻ sơ sinh ngắn hơn nhiều so với người lớn. Vì vậy, thời gian ngủ của trẻ sẽ thay đổi theo độ tuổi, cụ thể:
Vì không có đồng hồ sinh học bên trong hoặc nhịp sinh học, nên mô hình giấc ngủ của trẻ sơ sinh không liên quan đến chu kỳ ban ngày, ban đêm. Vì vậy, thời gian ngủ của trẻ là 15 – 17 giờ mỗi ngày, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 1 – 3 giờ, số lần ngủ của trẻ sơ sinh được chia thành 4 lần trong ngày và thời gian thức trung bình giữa các lần ngủ là 1 giờ.
Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ ngủ thêm khoảng 15 phút và bé chỉ thức dậy khi muốn bú hoặc cần thay tã. Khung thời gian ngủ thay đổi dần về đêm và ít hơn vào ban ngày.
4. Các giải pháp hỗ trợ giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc
4.1. Phải đảm bảo cho bé bú đủ sữa
Nếu bé ngủ hãy đánh thức bé dậy và cho bú tiếp. Có thể cho bé nghỉ bú giữa quãng khoảng 5-10 phút. Việc bú một hơi dài sẽ giúp bạn biết được bé còn đói hay không. Nếu bạn cho bé ngủ luôn sau khi bú được một ít sẽ làm bé ngủ không ngon và dậy sớm hơn.
4.2. Quấn một lớp khăn quanh người bé để giữ tay bé không chạm vào mặt
Điều này sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và yên tâm ngủ ngon. Bé sơ sinh chưa thể điều khiển hành động của mình. Do đó, nếu không quấn khăn lại thì bé sẽ tỉnh dậy khi tay bé vô thức tự vỗ lên mặt.
4.3. Bế và ôm bé nằm úp lên vai mẹ trước khi đặt bé nằm vào cũi
Tư thế này sẽ giúp bé thư giãn và giúp bé ợ hơi. Như vậy cũng là để ra hiệu cho bé biết bé phải tự ngủ. Và khi đặt bé nằm xuống, bé sẽ trong trạng thái bình tĩnh hơn.
4.4. Gói ghém chăn hoặc gối chặn quanh bé khi đặt bé nằm xuống cũi
Trẻ sơ sinh thích cảm giác an toàn, bé càng ít cử động thì sẽ càng dễ ngủ hơn. Dùng khăn bọc quanh người bé, đặt bé nằm lên giường sau đó dùng gối chặn xung quanh. Lưu ý là phải chừa chỗ thoáng để bé có thể thở thoải mái.
Tổng kết
Giúp trẻ ngủ ngon và dạy cho trẻ thói quen ngủ tốt ngay từ khi còn nhỏ là một phần quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ. Nous hy vọng bài viết trên đã giúp ích được phần nào cho các mẹ về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và các vấn đề liên quan đến giấc ngủ của trẻ.
Ba mẹ đừng quên theo dõi Website nous.vn để thường xuyên cập nhập và hiểu biết thêm những kiến thức nuôi dạy chăm sóc bé cũng như các sản phẩm cần thiết trong quá trình nuôi dạy bé lớn khôn nhé!